Bạt mái xếp lượn sóng là gì?

Bạt mái xếp lượn sóng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như mái xếp di động, bạt xếp che nắng, mái xếp bạt kéo, bạt kéo ngoài trời là sản phẩm mái che đặc biệt được ưa chuộng nhờ tính thẩm mỹ cao và khả năng phù hợp với nhiều không gian ngoài trời. Được thiết kế với hình dạng sóng uốn lượn như sóng, loại mái che này không chỉ mới mẻ mà còn rất hiện đại, phù hợp cho các khu vực như quán cafe vườn, nhà ở, cơ sở kinh doanh, nhà hàng ngoài trời và hồ bơi,… Bạt mái xếp lượn sóng vừa có khả năng che nắng hiệu quả vừa che mưa, mang lại giải pháp che phủ linh hoạt và tiện lợi với hầu hết mọi không gian ngoài trời.

mái xếp lượn sóng

Thông số kỹ thuật

Để thiết kế, lắp đặt một sản phẩm mái xếp lượn sóng cho các khu vực ngoài trời thông thường sẽ được quyết định dựa trên nhu cầu và yêu cầu kỹ thuật của khu vực lắp đặt. Dưới đây là thông tin thông số kỹ thuật của một sản phẩm mái xếp lượn sóng:

Tên Sản Phẩm

Mái Xếp Lượn Sóng Mục Đích Sử Dụng Che nắng, che mưa, và chắn bụi cho các khu vực ngoài trời như sân vườn, bãi đậu xe, khu vực hồ bơi, quán cà phê ngoài trời.

Chất Liệu

Khung: Thép không gỉ/ Nhôm định hình.

Bạt Che: Polyester phủ PVC chống thấm nước và tia UV.

Kích Thước

Chiều rộng tùy chỉnh theo yêu cầu (thường từ 2m đến 10m).

Chiều dài tùy chỉnh theo yêu cầu (thường từ 2m đến 20m).

Độ dày bạt thường từ 0.5mm – 0.8mm.

Màu Sắc

Đa dạng màu sắc (trắng, xám, xanh, v.v.)

Phụ Kiện Đi Kèm Bộ điều khiển từ xa (cho mô hình tự động)

Bộ phận cố định, vít và đinh tán

Cơ Chế Điều Khiển (Hệ thống thu kéo)

Tự động: Sử dụng motor điều khiển từ xa

Thủ công: Sử dụng tay quay để mở/rút bạt

Tính Năng Đặc Biệt

Chống chịu thời tiết: Chịu được áp lực gió lên đến 120 km/h

Bảo vệ UV: Chống tia UV đến 99%

Khả năng chống thấm nước: 100% chống thấm

Bảo Hành:

Thời gian bảo hành: 3 năm cho khung và motor, bạt che

Bảo hành bao gồm: Sửa chữa hoặc thay thế phần hư hỏng do lỗi nhà sản xuất

Cấu tạo của bạt mái xếp lượn sóng

Cấu tạo mái bạt xếp lượn sóng khá đơn giản, gồm 3 phần đó là:

Phần khung mái xếp lượn sóng

Phần khung là thành phần quan trọng không thể thiếu của bạt xếp lượn sóng. Đây là khung đỡ cho toàn bộ kết cấu của công trình. Bạt xếp có vững chắc và đạt được độ an toàn cao phần lớn dựa vào phần khung thi công có được thi công kiên cố hay không. Do đó, phần khung của mái xếp bạt kéo lượn sóng được ưu tiên làm bằng các loại vật liệu bền, chắc chắn. Chất liệu sử dụng phổ biến làm khung mái xếp là sắt hộp mạ kẽm, inox và thép hình. Cụ thể phần khung mái xếp được cấu tạo từ các thành phần sau:

Thành phần Chi tiết

Trụ mái

Sử dụng vật liệu sắt hộp, sắt tròn mạ kẽm chống gỉ.

Được chôn cố định dưới nền đất, gạch, bê tông hoặc liên kết với nền bằng bản mã bê tông.

Quá trình chôn trụ mái cần đảm bảo cố định chắc chắn, hạn chế tối đa sự rung lắc, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. 

Kèo gánh

Sử dụng để liên kết các trụ cột với nhau, có thể sử dụng kèo ngang, kèo đơn, kèo thang hoặc kèo 4D tùy vào kích thước và địa hình lắp đặt công trình.

Kèo đường ray

Dùng để cố định với phần thanh ray, giúp bi treo có thể dễ dàng di chuyển trên đường ray. 

Được gắn từ 2 cho đến 3 hoặc 4 đường ray chạy tùy vào chiều nước chảy của mái xếp.

Phần vải bạt

Đây là phần chính giúp tạo nên công dụng che nắng, che mưa của mái che lượn sóng. Vì được lắp đặt ngoài trời và phải thường xuyên tiếp xúc với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phần bạt sử dụng thường là các loại bạt cao cấp như bạt PVC, PE 3 lớp hoặc bạt dù vải. Các chất liệu này có khả năng chống chịu tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, để ngoài trời thời gian dài không lo bị mục, rách, mất màu. Sử dụng lâu dài vẫn giữ được tính thẩm mỹ.

Mái bạt xếp lượn sóng bao gồm những múi được sắp xếp theo hình lượn sóng, mỗi múi cách nhau 0.5m. Mỗi sóng bạt được căng ra bằng thanh sắt hộp 20x20mm; 25x25mm; 20x40mm tuỳ thuộc vào kích thước từng mái. Tùy theo nhu cầu sử dụng và ngân sách của khách hàng, chúng tôi sẽ tư vấn loại bạt phù hợp nhất.

vải bạt mái xếp, hiên

Phần tay quay kéo bạt

Phần tay quay dùng để kéo bạt trên máng trượt bằng bi treo lắp trên các sóng bạt. Bạt xếp di động có hệ thu kéo bánh xe hiện đại, thao tác đơn giản bằng việc kéo dây lên xuống, có thể dễ dàng điều chỉnh kéo ra thu vào theo nhu cầu che nắng, che mưa. Khi kéo có thể sử dụng dây dù kết hợp với puly (ròng rõ) hoặc sử dụng hệ thống Motor tự động điều khiển.

Ưu điểm

Bạt mái xếp lượn sóng mang lại nhiều ưu điểm hữu ích như:

  • Tính thẩm mỹ cao: Thiết kế dạng sóng lượn tạo điểm nhấn ấn tượng cho không gian ngoài trời, phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc.
  • Dễ dàng thi công, lắp đặt: Bạt xếp lượn sóng có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, giúp việc thi công và lắp đặt diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Giá thành hợp lý: So với các loại mái che khác như mái tôn, mái ngói, bạt xếp lượn sóng có mức giá rẻ hơn, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều đối tượng khách hàng.
  • Tính ứng dụng cao: Bạt xếp lượn sóng có khả năng che nắng, che mưa hiệu quả, được sử dụng rộng rãi cho các không gian ngoài trời như quán cà phê, quán nhậu, hồ bơi, sân vườn,…

Công trình trường thcs nguyễn tuân 8

Lợi ích khi sử dụng bạt mái xếp lượn sóng

Che nắng mưa hiệu quả: Bạt được làm từ chất liệu cao cấp, có khả năng chống thấm nước, chống tia UV tốt, giúp bảo vệ con người và đồ vật khỏi tác hại của nắng mưa.

Tạo không gian thoáng mát: Bạt xếp lượn sóng giúp tạo bóng râm mát mẻ, giúp bạn tận hưởng không gian ngoài trời một cách thoải mái nhất.

Tiết kiệm chi phí: So với các giải pháp che nắng mưa khác như mái tôn, mái ngói, bạt xếp lượn sóng có chi phí đầu tư và bảo trì thấp hơn.

Tính thẩm mỹ cao: Bạt xếp lượn sóng có nhiều màu sắc, kiểu dáng đa dạng, giúp bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với sở thích và không gian sử dụng.

mái xếp lượn sóng

Các loại mái xếp lượn sóng phổ biến

Dưới đây là một số loại mái xếp lượn sóng phổ biến:

  1. Mái xếp lượn sóng tự động: Loại này được điều khiển bằng một hệ thống motor hoặc động cơ, giúp tự động kéo và thu mái xếp một cách thuận tiện và nhanh chóng. Thường được sử dụng trong các ứng dụng thương mại hoặc cao cấp.
  2. Mái xếp lượn sóng quay tay: Loại này yêu cầu người sử dụng bằng tay để quay hoặc kéo mái xếp lên hoặc xuống. Mặc dù không tự động nhưng vẫn đảm bảo tính linh hoạt và dễ sử dụng, thường được sử dụng trong các ứng dụng dân dụng và thương mại nhỏ.
  3. Mái xếp lượn sóng polycarbonate: Loại này sử dụng polycarbonate làm vật liệu chính để tạo ra mái che. Polycarbonate có đặc tính nhẹ, chống tia UV và cách âm tốt, tạo điều kiện thoải mái và bảo vệ khỏi tác động của thời tiết.
  4. Mái xếp lượn sóng tôn: Loại này sử dụng tôn làm vật liệu chính cho mái che. Tôn có độ bền cao và độ cách nhiệt tốt, giúp bảo vệ không gian dưới mái khỏi nắng, mưa và các yếu tố khí hậu khác. Thường được sử dụng cho các khu vực có khí hậu khắc nghiệt hoặc trong các ứng dụng công nghiệp và thương mại.